Phân loại van bi
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại van bi với các kích cỡ, chất liệu, kiểu dáng khác nhau. Mỗi loại sẽ phù hơp với từng yêu cầu của hệ thống. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết phân loại van bi nhé!
1 Phân loại van bi theo cấu tạo
Van bi Fullport
Van bi dạng Full port là loại van bi được thiết kế với quả bi có lỗ rộng và thân van có kích cỡ tương đồng hoàn toàn với kích cỡ của hệ thống và thiết bị mà nó được lắp đặt vào. Giúp đảm bảo dòng chảy của chất lỏng trong hệ thống duy trì ổn định gần như không bị giảm khi đi qua va. Đồng thời tối ưu hóa hiệu suất phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng. Mặc dù loại van này thường có kích cỡ lớn, nên có giá cao hơn so với các loại van khác. Nhưng nó vẫn là lựa chọn tốt cho các ứng dụng đòi hỏi dòng chảy lớn và hiệu suất cao.
Van bi Reduced port
Van bi dạng Reduced port là một loại van bi được thiết kế với lỗ xuyên tâm có đường kính nhỏ hơn so với đường kính của ống. Điều này giúp hạn chế lưu lượng chảy của chất lỏng thông qua van, làm giảm lưu lượng dòng chảy.
Loại van bi này có thiết kế gọn gàng, dễ dàng vận hành, và tiện lợi cho quá trình lắp đặt. Hơn nữa, nó thường có giá thành thấp hơn so với loại van bi Full port.
Van bi V-port
Van bi dạng V port là một loại van có thiết kế quả van hình chữ V, đây là một loại van được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, đo áp suất và kiểm soát tốc độ lưu chất khi chúng chảy qua van.
Van bi Cavity Filler
Van bi dạng Cavity filler là một sản phẩm tiên tiến với thiết kế hiện . Với bộ phận chặn lưu chất tại một đầu của van, khi người điều khiển thực hiện việc đóng van, lưu chất dư thừa được tự động đẩy ra ngoài mà không còn tồn đọng bên trong lỗ bi van.
Thiết kế đặc biệt này giúp van bi duy trì trạng thái khô ráo và sạch sẽ khi không hoạt động. Giúp gia tăng độ bền và tuổi thọ của thiết bị. Điều này ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn xảy ra do lưu chất tích tụ quá lâu trong hệ thống.
Van bi Trunnion
Van bi dạng trunnion là một loại van bi được thiết kế với hai chốt. Bao gồm một chốt ở phía trên và một chốt ở phía dưới. Chốt ở phía trên của van có nhiệm vụ điều khiển quá trình mở và đóng của van bi. Trục ở phía dưới có vai trò giữ vững quả bi. Đảm bảo rằng các dòng chất lưu áp cao chảy qua van không gây ảnh hưởng hoặc gây hỏng hóc cho quả bi.
2 Phân loại van bi theo phương thức vận hành
Van bi tay gạt
Van bi tay gạt là một dạng van sử dụng một tay gạt để điều khiển việc đóng/mở van. Các loại van bi tay gạt thường có kích thước trung bình và nhỏ, với đường kính từ DN8 đến DN200. Bộ phận tay gạt của van liên kết trực tiếp với trục của van bi. Giúp người vận hành có thể dễ dàng kiểm soát việc mở và đóng của van bằng cách di chuyển tay gạt sang trái hoặc sang phải. Van bi tay gạt có thể được sản xuất từ nhiều loại chất liệu như inox, đồng, nhựa, gang, thép, và nhiều loại khác.
Van bi điều khiển điện
Loại van này sử dụng bộ truyền động điện để điều khiển van. Van sử dụng điện áp phổ biến như: 24V, 220V hoặc 380V. Van điện đã trở thành một lựa chọn phổ biến và phát triển rộng rãi hơn trong việc tự động hóa. Loại van này có thể được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả những vị trí khó tiếp cận như cao, sâu, hoặc trong môi trường nguy hiểm chứa các chất độc hại mà người vận hành không thể tiếp cận một cách an toàn. Đồng thời, van điện còn có khả năng thực hiện điều khiển từ xa, quản lý đồng thời nhiều thiết bị mà không gây ảnh hưởng đến năng suất hoạt động.
Van bi điều khiển khí nén
Van bi điều khiển khí nén được vận hành bằng một bộ điều khiển khí nén. Với hai loại bộ điều khiển chính là bộ điều khiển khí nén tác động đơn và bộ điều khiển khí nén tác động kép. Loại van bi này cũng có hai kiểu hoạt động phổ biến. Bao gồm đầu khí nén tuyến tính và đầu khí nén on/off.
3 Phân loại van bi theo vật liệu
Van bi nhựa
Van bi nhựa Được làm từ loại nhựa như: nhựa PVC, UPVC, CPVC, PPH. Van thường được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy chế biến hóa chất. ặc biệt là cho các loại chất liệu có tính ăn mòn cao như axit, bazơ, muối…
Van bi đồng
Đây là một loại van thường được chế tạo bằng đồng, thường là đồng thau hoặc đồng dẻo. Có khả năng chịu lực tương đối, thích hợp cho các môi trường lưu chất bình thường. Van đồng thường được ưa chuộng trong các hệ thống xử lý lưu chất sạch và trong các đường ống có kích thước nhỏ, thường dưới DN50, và thường được lắp đặt với phương thức nối ren.
Van bi inox
Đây là một loại van bi được sản xuất bằng inox (thép không gỉ) như inox 201, inox 304, inox 316,… Van có khả năng chịu nhiệt cao và áp suất lớn. Thích hợp cho các môi trường ăn mòn. Van bi inox có khả năng hoạt động hiệu quả trong nhiều loại hệ thống khác nhau. Đặc biệt trong môi trường có áp suất lớn
Van bi gang
Van bi gang thường có kích cỡ trung bình đến lớn và được lắp đặt bằng phương pháp kết nối mặt bích. Van bi gang thường có giá thành thấp hơn so với các loại van làm từ thép hoặc inox. Thường được sử dụng trong các hệ thống chuyên về lưu chất như khí, hơi, chất lỏng,…
4 Phân loại van bi theo cấu trúc thân van
Van bi 1 mảnh
Van bi 1 mảnh là loại van được đúc liền 1 khối. Với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, loại van này thường có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên nếu hỏng thì rất khó sửa chữa mà thay thế mới.
Van bi 2 mảnh
Van bi 2 mảnh là một loại van bi phổ biến ngày nay. Phần thân của van này được chia thành hai phần, chiếm 2/3 tổng kích thước của van. Điều này giúp việc tháo lắp và bảo trì dễ dàng hơn. Chỉ cần tháo 1 đầu nằm phía trên thân van bi để làm sạch và thay thế các bộ phận bên trong khi cần.
Van bi 3 mảnh
Loại van bi 3 mảnh có thân van được chia thành 3 phần và kết nối bằng bulong. Vì vây, có thể tháo rời phần thân giữa của van mà không cần tháo cả hai đầu lắp nối. Thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đường ống. Tuy nhiên, loại van bi này thường có giá cao hơn so với loại van bi 1 mảnh và loại van bi 2 mảnh.
Trên đây là những loại van bi được phân theo đặc điểm, cấu trúc. Nếu bạn có thắc mắc hoặc có nhu cầu mua van bi, vui lòng liên hệ Hotline: 0981.66.86.21 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!