Phân loại van bướm
Van bướm có vai trò chủ yếu trong việc điều chỉnh luồng chất lưu qua hệ thống đường ống. Việc phân loại van bướm thường dựa trên các yếu tố như vật liệu sử dụng, tính năng và phương thức điều khiển. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về phân loại van bướm nhé!
1 Phân loại van bướm theo phương thức vận hành
Van bướm tay gạt
Đây là loại van bướm rất phổ biến trong các hệ thống xử lý và cấp nước sạch, nước thải và ống dẫn khí tại các xí nghiệp và nhà máy. Để vận hành van, người dùng chỉ cần gạt tay gạt sang bên phải hoặc trái để di chuyển đĩa van nhanh chóng.
Van bướm tay gạt thường có nhiều kích thước khác nhau như DN15, DN25, DN40. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của ứng dụng. Thị trường van cánh bướm đa dạng với nhiều thương hiệu nổi tiếng, bao gồm AUT (Malaysia) và Wonil (Hàn Quốc). Giá của các loại van bướm tay gạt có sự biến động dựa trên nhiều yếu tố như thương hiệu, xuất xứ, kích thước, chất liệu.
Van bướm tay quay
Van bướm tay quay cũng giống với van bướm tay gạt. Tuy nhiên, thay vì sử dụng tay gạt để gạt van, người dùng cần quay vô lăng để vận hành.
Vì van này sử dụng cơ cấu trợ lực, người dùng chỉ cần áp dụng một lực vừa đủ để thay đổi trạng thái hoạt động của van.
Ưu điểm
- Kích thước lớn, phù hợp cho các đường ống cỡ lớn từ DN 50 đến DN 400.
- Thiết kế đơn giản giúp tiết kiệm không gian khi lắp đặt.
- Giá thành của nó thường rẻ hơn so với các loại van điều khiển bằng điện hoặc khí khác. Người dùng có thể dễ dàng lắp đặt, bảo trì và điều chỉnh góc hoạt động của van.
Tuy nhiên, loại van này có nhược điểm là không thể làm việc ổn định ở áp lực cao và có độ bền, tuổi thọ kém so với van bi hoặc van cổng. Sử dụng van bướm tay quay thường xuyên ở góc mở từ 15 độ đến 75 độ có thể dẫn đến hỏng hóc.
Van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển bằng điện cấu tạo từ một số thành phần chính bao gồm: thân van, trục van, cánh van, gioăng cao su, bu lông, ốc vít, và phần điều khiển điện gồm: vỏ bảo vệ, công tắc hành trình, motor, bộ tín hiệu, và bảng mạch điện. Tương tự như van quay tay, loại van này cũng có những ưu và nhược điểm cụ thể.
Ưu điểm
- Với tiêu chuẩn chống thấm nước IP67, có thể hoạt động tốt trong môi trường trong nhà và ngoài trời.
- Vận hành tự động, không cần sử dụng sức người. Giúp giảm chi phí nhân công.
- Thời gian để đóng mở van tương đối chậm (từ 10-40 giây), do đó không gây ra hiện tượng sốc cho ống dẫn.
- Loại van này cũng có nhiều kiểu kết nối khác nhau để người dùng có thể lựa chọn theo nhu cầu của họ.
Nhược điểm của van bướm điều khiển bằng điện bao gồm việc thời gian cần để đóng mở van để cho dòng chất đi qua là lâu hơn so với các loại van khác. Giá thành của nó thường cao hơn so với hai loại van khác.
Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén là một loại van tự động đóng mở thông qua hệ thống khí nén. Cấu tạo bao gồm thân van bướm cơ kết hợp với thiết bị truyền động khí nén. Một trong những ưu điểm nổi bật của loại van này là tốc độ đóng mở nhanh chóng. Khả năng chống nước và bụi tốt với bộ truyền động đạt tiêu chuẩn UP67.
Trong quá trình hoạt động, dòng khí nén sẽ được cung cấp và phân phối theo hướng di chuyển bằng cách sử dụng một van điện từ khí nén. Sau đó, khí nén sẽ chuyển qua bộ điều khiển và tác động lên pit-tong. Tạo ra lực mô men xoắn. Làm cho trục của van bướm xoay điều chỉnh góc mở đóng của van một cách linh hoạt, thường là 90 độ. Từ đó giúp van hoạt động một cách hiệu quả và chính xác.
2 Phân loại van bướm theo vật liệu
Van bướm gang
Đây là loại van bướm phổ biến nhất trên thị trường và có tính ứng dụng cao trong thực tế. Thân van được làm từ chất liệu gang có độ cứng cao, độ bền tuyệt vời. Giá thành thấp hơn nhiều so với van inox.
Van bướm inox
Loại van này có thể được vận hành bằng nhiều cách khác nhau như tay quay, tay gạt, điện hoặc khí nén. Thân van thường được sản xuất từ các loại inox như 201, 304, hoặc 316. Thường được lắp đặt trong các hệ thống đường ống dành cho nước thải công nghiệp và hóa chất. Điểm mạnh của van này là khả năng chịu axit ăn mòn, nhiệt độ cao và độ bền gấp 3-4 lần so với van thông thường.
Van bướm nhựa
Van thường được làm từ nhựa PVC hoặc CPVC, UPV. Trục và đĩa van được làm bằng inox được bọc bên ngoài bằng nhựa. Gioăng kín thường được làm từ các loại nhựa như FPM hoặc EPDM. Van bướm nhựa PVC thích hợp cho các hệ thống đường ống không yêu cầu áp lực cao như trong công nghiệp hóa chất, thực phẩm, và hệ thống cung cấp nước cho bể chứa, hồ bơi và phòng bơm.
3 Phân loại van bướm theo kiểu kết nối
Van bướm kết nối bích
Van bướm mặt bích là một loại thiết bị có thiết kế đặc biệt, với thân van được gắn vào hai mặt bích. Mặt bích giúp van có khả năng chịu áp lực cao và đảm bảo tính kín khít của van. Van bướm mặt bích thường được sử dụng cho các loại môi chất như dầu, nước, hơi, và khí.
Van bướm kẹp Wafer
Loại van bướm kẹp wafer, có đặc điểm độc đáo là chúng không tự kẹp tại vị trí mà phải dựa vào áp lực ép từ hai mặt bích ở hai đầu của đường ống. Để lắp đặt van này, cần sử dụng bu lông dài, tương tự như van bướm bích. Van bướm kẹp thường được sử dụng cho các đường ống có lưu lượng chất lớn, mặc dù áp suất trong đường ống thường tương đối thấp.
Van bướm dạng Lug
Van bướm tai bích có một giá treo với lỗ ren. Được thiết kế để đóng mở và kiểm soát dòng chảy trong đường ống hoặc để đóng cửa cuối đường ống. Các lỗ ren trên van giúp việc tháo và lắp đặt van trên ống trở nên dễ dàng hơn. Giúp giảm thời gian và công sức cần thiết cho việc bảo trì.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, bạn đọc đã biết về phân loại van bướm. Nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu mua hàng, liên hệ ngay Hotline: 0981.66.86.21 để được tư vấn nhé!